ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP TOÀN THÂN LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP TOÀN THÂN LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng ai cũng sẽ gặp ít nhất một vài lần trong đời. Đây là một số cơn đau có khả năng do cơ học hay cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý xương khớp. Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa trị chuẩn xác nhất trong bài viết sau.

Nội dung bài viết

🔴 Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân

♦️ Nguyên nhân bệnh lý thường gặp

♦️ Nguyên nhân không do bệnh lý

🔴 Đau nhức xương khớp lúc nào cần đến bệnh viện

🔴 Điều trị đau nhức xương khớp toàn thân

🔴 Phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân

Nguyên nhân bệnh lý thường gặp

Đau nhức xương khớp toàn thân là một triệu chứng phổ biến của nhiều tình trạng và bệnh lý.

🔵 Cúm, sốt

Khi bạn bị cúm sốt, cảm lạnh, bạn cũng có thể bị đau nhức xương khớp và ê ẩm toàn thân. Bởi khi cơ thể bị nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu sẽ được hệ thống miễn dịch gửi đi để tiêu diệt kẻ xâm nhập lạ mặt. Quá trình này sẽ gây ra phản ứng viêm, dẫn tới các cơ xương khớp trong cơ thể bị đau và cứng.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

🔵 Thoái hóa khớp

Đây là bệnh lý phổ biến nhất ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra do sụn ở khớp bị hao mòn và hư hỏng dần theo thời gian. Sụn có nhiệm vụ bảo vệ các đầu xương trong khớp và cho phép chúng di chuyển linh hoạt, dễ dàng. Khi sụn bị hư hỏng, đầu xương trở nên sần sùi. Hai đầu xương không còn lớp đệm, cọ xát vào nhau gây nhiều đau đớn.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, nhưng rối loạn này thường ảnh hưởng đến khớp ở tay, đầu gối, hông và cột sống. Khi bạn bị thoái hóa nhiều khớp một lúc, triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân có thể xảy ra.

Hoặc khi thoái hóa khớp gây chèn ép dây thần kinh, cơn đau sẽ lan rộng gây ra hiện tượng đau nhức xương khớp toàn thân.

🔵 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào lớp lót của khớp, gây ra đau khớp, sưng và cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến các khớp ở cả hai bên của cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, cả hai cổ tay hoặc cả hai đầu gối. Sự đối xứng này giúp phân biệt với các loại viêm khớp khác. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến da, mắt, phổi, tim, máu hoặc thần kinh.

 đau nhức xương khớp

Viêm khớp dạng thấp không phải là một phần của lão hóa giống như bệnh thoái hóa khớp.

🔵 Bệnh Gout

Bệnh Gout (Gút) là một dạng viêm khớp do axit uric dư thừa trong máu. Bệnh có thể gây ra sự đau đớn cực độ ở khớp. Đặc biệt thường xảy ra ở khớp ngón chân cái.

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến các khớp ở chân, đặc biệt là ngón chân cái. Tuy nhiên, đôi khi bệnh gout cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trong cơ thể; bao gồm khớp cổ tay, tay và khớp đầu gối. Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau xương khớp cấp tính toàn thân kéo dài trong khoảng 3 – 10 ngày.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp toàn thân
Bệnh gout có thể ảnh hưởng đến các khớp khắp cơ thể và gây đau nhức

Các triệu chứng bệnh gout thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, dẫn đến khó chịu kéo dài. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều khớp và gây đau nhức toàn thân. Do đó, nếu có các dấu hiệu gout, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm và điều trị phù hợp.

🔵 Bệnh lao xương

Lao xương là bệnh xảy ra do hệ thống xương khớp bị nhiễm trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Người bệnh thường không mắc lao xương ngay từ đầu mà đây là bệnh thứ phát sau lao phổi trước đó.

Lao xương thường khu trú tại một vị trí nhất định, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau, gây ra tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, trường hợp này được gọi là lao xương đa ổ.

🔵 Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa hay dây thần kinh hông, là dây thần kinh dài nhất và quan trọng nhất của cơ thể. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát và cảm nhận ở đôi chân của bạn. Khi dây thần kinh này bị kích thích, bạn sẽ bị đau thần kinh tọa.

Khi bị đau thần kinh tọa, cơn đau thường bắt đầu từ hông và lan xuống đến vùng thắt lưng, bắp chân, chân và bàn chân. Ngoài đau nhức, bạn cũng có thể cảm thấy tê yếu, ngứa ran như bị kim đâm.

🔵 Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mất sức mạnh và mật độ xương. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nhưng thường phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Bệnh khiến xương phát triển yếu, mỏng hơn và có nhiều nguy cơ gãy, chấn thương và phát triển các bệnh lý liên quan. Xương dễ bị ảnh hưởng nhất là xương sườn, hông, các xương ở cổ tay và cột sống.

Trong giai đoạn đầu, loãng xương có thể không gây ra triệu chứng hoặc dấu hiệu cụ thể nào. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể cảm thấy đau nhức khắp cơ thể, giảm sức mạnh các chi và móng tay yếu, dễ gãy.

Trong trường hợp loãng xương nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất chiều cao, tăng nguy cơ gãy xương và dẫn đến nhiều rủi ro khác.

🔵 Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công những mô xung quanh cơ thể, bao gồm những mạch máu, bộ phận nội tạng cũng như các khớp. Tổn thương cũng như viêm do lupus ban đỏ có thể gây ra đau nhức xương khớp toàn thân.

Các triệu chứng nhận biết cơ bản khác có thể bao gồm: Mệt mỏi; phát ban, đặc biệt là ở hai bên cánh mũi và má; sốt; sưng hay đỏ xung quanh các khớp, co giật cơ thể, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời…

 Lupus ban đỏ có khả năng trở phải nghiêm trọng nếu tuyệt đối không trị đúng cách. Nhưng, Hiện nay không có cách trị triệt để bệnh lupus ban đỏ.

🔵 Ung thư xương

Ung thư xương nguyên phát là ung thư xương hiếm gặp. Nó bắt đầu trong các tế bào tạo nên xương. Ung thư xương thứ phát (di căn) là tình trạng bạn mắc một bệnh ung thư khác và nó di căn đến xương.

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu nhận biết ung thư xương phổ biến nhất. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu liên quan có thể bao gồm: Đau xương; sưng và đau ở gần khu vực bị ảnh hưởng, xương yếu, dễ gãy; mệt mỏi và suy nhược cơ thể nói chung; giảm cân mà không rõ lý do…

Ung thư xương có thể gây phá hủy cấu trúc bình thường của xương và dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng khác. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

🔵 Viêm tủy xương

Viêm tủy xương xảy ra khi một bộ phận khác trong cơ thể bị nhiễm trùng và nó lây lan theo máu để vào xương. Đây là một bệnh nhiễm trùng xương hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.

Nguyên nhân không do bệnh lý

Đau nhức xương khớp toàn thân cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân không phải bệnh lý, như:

🔷 Lười vận động cơ thể: ngủ nhiều, không tập thể dục, ngồi quá lâu một chỗ

🔷 Thay đổi thời tiết

🔷 Bê vác đồ sai cách hoặc thường xuyên phải mang vác nặng

🔷 Ngồi, nằm sai tư thế: Chúi đầu về phía trước, lưng không thẳng, nằm dài trên ghế xem ti vi

🔷 Thừa cân, béo phì

🔷 Do sử dụng một số loại thuốc (statin và thuốc huyết áp có những tác dụng phụ khiến cơ thể cảm thấy đau nhức)

🔷 Do sử dụng rượu, cocain, thuốc phiện, các loại ma túy..v.v.

Đau nhức xương khớp lúc nào cần đến bệnh viện

Trong các hiện tượng đau nhức xương khớp không nghiêm trọng và không buộc phải điều trị y tế. Nhưng, nếu như không xác định được nguyên nhân gây ra đau nhức hoặc khi các triệu chứng trở cần nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán lý do và có giải pháp trị phù hợp nếu đau xương xuất hiện kèm những biểu hiện như:

🔷 Khu vực xung quanh khớp bị đỏ, sưng, mềm khi ấn vào

🔷 Cơn đau kéo dài từ 3 ngày trở lên

🔷 Sốt tuy nhiên không có biểu hiện cảm hay cúm

🔷 Bên cạnh đấy, tới bệnh viện ngay hay gọi cho cấp cứu nếu:

🔷 Trải qua một chấn thương nghiêm trọng

🔷 Các khớp có triệu chứng biến dạng

🔷 Sưng khớp đột ngột

🔷 Cứng khớp

🔷 Đau đớn nghiêm trọng

Điều trị đau nhức xương khớp toàn thân

Đau nhức xương khớp có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng và có thể gây suy nhược cơ thể. Đôi khi tình trạng này có thể tự cải thiện sau một vài tuần (cấp tính) hoặc kéo dài trong vài tháng (mãn tính). Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau.

Đau nhức xương khớp lúc nào phải đến bệnh viện?

Trong hầu hết các trường hợp bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

Chăm sóc tại nhà

Trong các trường hợp đau nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cải thiện các triệu chứng tại nhà. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ dưới dạng gel, kem bôi hoặc thuốc mỡ có thể giảm đau và cải thiện tình trạng viêm.

Duy trì các hoạt động thể chất và vận động cơ thể ở mức độ vừa phải.

Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi luyện tập để tránh gây áp lực lên xương khớp.

Giảm cân và cân nặng khỏe mạnh để tránh gây áp lực và căng thẳng lên hệ thống xương khớp.

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đề cơ thể có thời gian hồi phục.

Sử dụng thuốc điều trị

Trong các trường hợp đau nhức xương khớp từ trung bình đến nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị như:

🔷 Thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen natri để giảm đau và cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi số loại thuốc như celebrex thường không được chỉ định vì các tác dụng phụ nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và tăng nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa.

🔷 Acetaminophen thường được chỉ định cho trường hợp đau nhẹ và không có dấu hiệu sưng, viêm. Tuy nhiên, thường xuyên sử dụng acetaminophen có thể tăng nguy cơ tổn thương gan.

🔷 Thuốc giảm đau opioid thường được chỉ định cho các trường hợp đau nhức nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ bao gồm gây buồn ngủ, táo bón và gây nghiện.

Ngoài ra, thuốc chống co thắt cơ bắp và thuốc chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định để cải thiện các cơn đau nhức xương khớp.

Chữa đau nhức xương khớp toàn thân bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu

Việc dùng thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, hiện nay đa số người bệnh mắc các bệnh như đau nhức xương khớp có xu hướng tìm đến các phương pháp y học cổ truyền để chữa trị.

Châm cứu, bấm huyệt giúp xương khớp cải thiện khả năng hoạt động hiệu quả: Đẩy nhanh quá trình lành bệnh đối với người bệnh bị đau nhức xương khớp. Từ đó làm tăng khả năng giãn các cơ và tăng cường khả năng hoạt động của các cơ xương khớp…

📛 Tăng khả năng miễn dịch khớp. Các cơ xương khớp bị các dịch khuẩn tấn công khi hệ thống miễn dịch khớp hoạt động không hiệu quả. Châm cứu sẽ là giải pháp tuyệt vời cho những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp có liên quan đến vấn đề này.

📛 Đả thông kinh mạch khí huyết: Giải phóng tích tụ máu, kích thích số lượng máu di chuyển tới các chi linh hoạt hơn. Từ đó giúp quá trình phục hồi và đẩy lùi căn bệnh đau nhức rất hiệu quả.

📛 Rất tốt cho hệ thần kinh cơ thể. Cải thiện các chức năng của hệ thần kinh cũng như mạch máu. Chỉ khi hệ thống thần kinh và mạch máu được giải phóng, không chịu bất cứ sự chèn ép hay tì đè nào thì chứng bệnh đau nhức của bạn cũng được đẩy lùi và dần dần sẽ hết.

Địa chỉ bấm huyệt chữa bệnh uy tín và hiệu quả
Địa chỉ bấm huyệt chữa bệnh uy tín và hiệu quả

Các phương pháp này có thể áp dụng cho mọi mức độ bệnh xương khớp, từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì để thấy kết quả.

XEM THÊM: ĐIỀU TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP BẰNG CHÂM CỨU BẤM HUYỆT – AN TOÀN, HIỆU QUẢ NHANH

Phòng ngừa đau nhức xương khớp

Để duy trì sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa tình trạng nhức xương người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

bam-huyet-chua-dau-lung
Biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân

✔️ Thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống có thể cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp

✔️ Thường xuyên vận động các khớp để ngăn ngừa thoái hóa khớp, tổn thương và giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn.

✔️ Cân bằng các hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng đến các khớp và gây tổn thương xương khớp.

✔️ Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh trọng lượng cơ thể dư thừa gây căng thẳng lên các khớp và gây đau nhức.

✔️ Thực hiện các bài tập tác động thấp để cải thiện khả năng vận động, tăng cường sức khỏe. Người bệnh nên thường xuyên bơi lội, đi bộ, đi xe đạp hoặc chơi golf.

✔️ Tăng cường sức khỏe cơ bắp có thể tăng sự ổn định khớp và giảm đau.

✔️ Áp dụng chế độ ăn uống chống viêm và kiểm soát tình trạng viêm khớp. Tăng cường rau xanh, vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe của hệ thống xương khớp.

✔️ Bổ sung vitamin D và canxi có thể hạn chế nguy cơ loãng xương, ngăn ngừa gãy xương và các bệnh lý liên quan.

✔️ Bỏ thuốc lá có thể hạn chế nguy cơ loãng xương và gãy xương. Ngoài ra, bỏ thuốc lá có thể hỗ trợ cải thiện viêm khớp dạng thấp, giảm nguy cơ đau thắt lưng, bảo vệ sức khỏe xương khớp và hệ thống miễn dịch.

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể xảy ra do hao mòn khớp tự nhiên hoặc là dấu hiệu nhiễm trùng và các bệnh lý liên quan khác. Phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân cơ bản có thể ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Đăng bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Những phần đánh dấu * là bắt buộc

Call Now Button